Bài viết liên quan Lễ Tuyên Thệ Xuất Cảnh Tháng 05/2025 Tại Hoa Hướng Dương Lịch Thi Kỹ Năng Đặc Định 2025 Tri Ân Ngày Nhà Giáo Việt Nam - Kỷ Niệm 09 Năm Thành Lập Côn... Tư Vấn Du Học Úc Công Ty Hoa Hướng Dương Nhận Bằng Khen Của UBND Tỉnh Tiền Gi... Tuyển Dụng Giáo Viên Tiếng Nhật Công Ty Hoa Hướng Dương Dẫn Đoàn Khách Nhật Đến Tham Quan Tr... Tết Nhật Bản - Oshougatsu Trang chủ Tin tức Tết Nhật Bản - Oshougatsu Tháng Giêng tại Nhật Bản được gọi là “Oshougatsu” có nghĩa là “Chính Nguyệt”. Tết cổ truyền trong tiếng Nhật gọi là “Oshougatsu” bắt nguồn từ phong tục chào đón vị thần năm mới Toshigamisama, vị thần tượng trưng cho sức khỏe, may mắn và phát đạt. Ngày xưa khi Nhật Bản còn đón tết âm lịch như các nước khu vực châu á khác, Oshougatsu được dùng để gọi cho lễ chào đón năm mới. Tuy nhiên sau này Nhật bản chuyển sang đón tết dương tức là ngày đầu tiên của tháng riêng dương lịch – một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng nhất trong năm, một dịp để mọi người trong gia đình xa gần tụ họp, cầu chúc cùng nhau đón năm mới. Tết Oshougatsu diễn ra từ ngày 1 đến 3-1. Người dân Nhật Bản chuẩn bị cho lễ hội từ ngày 8/12 đến 12/12. Vào những ngày này, mọi gia đình đều dọn dẹp sạch sẽ, chuẩn bị đồ dùng và trang trí nhà cửa đón năm mới. Ngày 1/1 là một ngày quan trọng, đánh dấu sự bắt đầu của một năm mới. Người ta quan niệm rằng, xem mặt trời mọc vào ngày này là việc làm tốt nhất để chào đón một năm mới thịnh vượng, may mắn và tốt đẹp. Tết Nhật Bản có những điểm tương đồng với các nước phương Đông, tuy nhiên cũng có nét đặc sắc về phong tục tập quán khác biệt với nhiều nghi thức đặc biệt và mang phong cách riêng của một đất nước giàu truyền thống. Những món đồ thường được trang trí trong ngày Tết của người Nhật là:Shimenawa: Shimenawa được treo trước cửa nhà có ý nghĩa là xua đuổi ma quỷ và chào đón thần linh đến thăm. Ngoài ra, Shimenawa còn tượng trưng cho những điều bình yên, tốt đẹp sẽ luôn hiện hữu trong cuộc sống của gia chủ.Kadomatsu: Kadomatsu được làm từ 3 ống tre tươi vát chéo và trang bí bởi các cành thông đánh số lẻ cùng các chi tiết khác để trông đẹp mắt hơn. Kadomatsu sẽ được đặt ở cạnh cửa nhà hoặc công ty với ý nghĩa một năm mới hanh thông, có sức khỏe tốt và sức sống bất diệt.Wakazari: Wakazari được đặt trong bếp, là một vòng tròn được quấn bằng rơm với ý nghĩa cảm ơn thần lửa và thần nước. Osechi Ryori là mâm cỗ ngày Tết rất quan trọng của người Nhật. Bữa ăn đầu năm được chuẩn bị công phu và các thành viên sẽ quây quần thưởng thức cùng nhau vào mùng 1 Tết với mong muốn nhận được một cuộc sống sung túc và viên mãn. Tokishoki soba hay mì trường thọ là món ăn có ý nghĩa rất đặc biệt vào dịp năm mới. Người Nhật cho rằng họ sẽ sống được lâu hơn khi ăn mì trường thọ, đồng thời cắt đứt vận hạn xấu của năm cũ